Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Tiêu chảy cấp là đi tiêu phân lỏng nước, trong một thời gian ngắn dưới 7 ngày. Khi bé bị tiêu chảy cấp sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
+ Số lượng tình trạng đi ngoài thay đổi: Khi bé bị tiêu chảy cấp, bé sẽ bị đi ngoài liên tục, ít nhất 5 lần mỗi ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, phân có thể có chất nhầy. Nếu tình trạng phân lỏng đục nhiều, không kèm hiện tượng đau bụng và sốt thì có thể do nhiễm khuẩn tả. Khi bé bị tiêu chảy cấp tình trạng đi ngoài, tiêu chảy sẽ diễn ra nhanh chóng, đột ngột.
Bé bị tiêu chảy cấp thường đi tiêu nhiều lần trong ngày
Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu
+ Có dấu hiệu nôn trớ, đau bụng: Trẻ bị tiêu chảy cấp thường bị nôn trớ khi bị tiêu chảy do virus Rota hoặc do tụ cầu. Hiện tượng nôn trớ liên lục khiến trẻ bị mất nước và điện giải, nếu không bù nước kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh dấu hiệu nôn trớ, khi bé bị tiêu chảy cấp sẽ kèm theo những cơn đau bụng dữ dội.
+ Biếng ăn: Dấu hiệu biếng ăn có thể xuất hiện trước khi bé bị tiêu chảy cấp nhiều ngày, bé chán ăn, bỏ ăn, không hứng thú khi ăn, hoặc có thể bé chỉ uống nước
+ Mất nước nhiều: Khi bé bị tiêu chảy cấp thường gặp tình trạng mất nước, tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em. Bé sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất sự đàn hồi của da, tụt huyết áp, có thể ngất xỉu
+ Đau rát ở hậu môn: Khi bé bị tiêu chảy cấp, bé phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn bị tiêu chảy ra máu dễ làm cho hậu môn bị đau rát.
+ Bé bị tiêu chảy cấp có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp do đường ruột bị nhiễm trùng. Tác nhân có thể do virus Rota, vi trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn E.coli, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn… Bên cạnh đó, bé bị tiêu cấp có thể do dị ứng với thức ăn, chế độ ăn không phù hợp…
Bé bị tiêu chảy cấp có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột
Xem thêm trẻ bị đi ngoài và sốt tại đây: https://pacifichealthcare.vn/sot-tieu-chay-o-tre-em.html
+ Đa số bé nào cũng mắc tiêu chảy ít nhất một lần, nhưng có những bé bị tiêu chảy nhiều hơn bé khác. Nhóm trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cấp cao thường nằm trong độ tuổi từ 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, những trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh trẻ có chế độ ăn không hợp vệ sinh…
Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi bé bị tiêu chảy cấp, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp giúp con mau khỏi bệnh.
Các tin khác