Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Xem thêm: viêm tủy răng có nguy hiểm không
Sâu răng
Sâu răng chính là nguyên nhân gây nên bệnh viêm tủy răng phổ biến nhất. Bởi vi khuẩn sau khi phá hủy đi lớp men răng chúng sẽ tấn công sâu đến ngà răng và làm ảnh hưởng đến các cấu trúc của răng tại đây. Nếu lớp ngà răng bị hủy hoại thì tủy răng cũng sẽ bị lộ ra, vi khuẩn có thể tấn công dễ dàng đến tủy và gây viêm tủy răng.
Viêm lợi (nướu)
Viêm lợi gần giống với sâu răng bệnh đều do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Nếu lớp nướu bị sưng đỏ và xuất hiện cảm giác đau khi ăn nhai, chảy máu khi đánh răng, thì rất có thể đó là dấu hiệu của viêm lợi. Viêm lợi nếu không được chữa trị mà để bệnh tái phát quá nhiều lần sẽ gây nên bệnh viêm nha chu. Lúc này các ổ mũ xuất hiện làm ảnh hưởng tới hệ thống xung quanh răng trong đó có cả tủy răng. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới rụng răng.
Tổn thương tại răng
Tổn thương bởi sang chấn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Một số yếu tố từ bên ngoài chẳng hạn như tai nạn cũng làm cho răng bị sứt mẻ, làm ảnh hưởng ít nhiều tới tủy răng. Viêm tủy răng là tình trạng khó có thể tránh khỏi nếu mức độ sang chấn của răng quá lớn.
Răng có cấu tạo khác thường
Ở nhiều người do yếu tố di truyền mà nhiều răng có hình dạng không giống bình thường như răng nhọn , răng có hốc lõm, gồ ghề. Những yếu tố này làm cho răng bị mài mòn và những loại thức ăn cũng dễ mắc kẹt lại tạo thêm điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tủy răng.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Do quá trình ăn uống của con người, việc ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh cũng làm cho tủy răng bị sung huyết và gây ra các bệnh lý viêm nhiễm ở tủy răng. Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng không chỉ ở trong miệng mà các vi khuẩn sẽ đi theo tủy vào máu và các cơ quan khác của cơ thể gây bệnh.
Có thể bạn quan tâm: lấy tủy răng cửa có đau không
Bệnh nhân bị đau tủy răng có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời, nên đến bác sĩ răng hàm mặt sớm nhất có thể để điều trị viêm tủy răng.
Nếu răng được chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm nhất có thể để loại bỏ tình trạng đau, nếu răng được chỉ định cần bảo tồn thì sẽ được thực hiện điều trị tủy. Nếu cơn đau không quá dài thì có thể theo dõi tủy răng, trường hợp răng bị sâu các bác sĩ cần làm sạch ngà mủn bởi trong lớp ngà mủn có nhiều vi khuẩn sau đó tiến hành trám bít bằng hydroxit canxi, hạn chế kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt…Nếu cơn đau sau điều trị có suy giảm thì không cần bỏ tủy răng, thời gian thực hiện phương pháp khoảng 6 tháng.
Nếu cơn đau tăng lên thì phải bỏ tủy răng, các bác sĩ sẽ gây tê ngay tại chỗ quanh chân răng sau đó khoan mở tủy, lấy đi lớp tủy để tạo hình lại ống tủy giúp cho các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Biện pháp lấy bỏ tủy và nong rộng phần ống tủy cần thực hiện 1 cách tỉ mỉ.
Các tin khác