Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh suy thận mạn. Bệnh xảy ra do tình trạng và chức năng của thận bọ suy giảm hoạt động, các chức năng của thận kém hoạt động hoặc có thể không hoạt động được nữa. Như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho cơ thể. Vậy bệnh suy thận mạn có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào là tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Bệnh suy thận mạn – Có thể bạn chưa biết
Suy thận mạn tính là một trong những tình trạng của thận bị suy giảm chứa năng hoạt động, lọc máu khiến cho cơ thể gặp rất nhiều nguy hiểm. Nếu bệnh càng ở những giai đoạn về sau thì độ nguy hiểm của bệnh càng lớn. Có trường hợp thận không còn có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ chính dẫn tới người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.
Đây là một căn bệnh mà người bệnh mắc phải trong một thời gian dài và xảy ra một cách từ từ. Theo thông kê mới đây của Bộ Y Tế thì ở Việt Nam hiện nay đang có khoảng 6 triệu người mắc bệnh. Đây chỉ là một con số thống kê, thực tế con số đó còn có thể lớn hơn và ngày một gia tăng.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận mạn tính thường là do hậu của của các loại bệnh lý liên quan tới thận gây ra như: viêm cầu thận, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường,… Những loại bệnh này nếu không được điều trị trong một khoản thời gian dài hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận và có thể gây ra suy thận mạn tính.
Bệnh suy thận mạn tính là hiện tượng suy giảm chức năng lọc máu của các cầu thận, các chức năng bị giảm dần theo thời gian, các biểu hiện của bệnh lúc giai đoạn đầu thường khó phát hiện.
Khi tình trạng bệnh ở những giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng khá rõ ràng: Hiện tượng phù nề thấy rõ rệt hơn, huyết áp tăng cao, thiếu máu. Khi tiến hành xét nghiệm sẽ thấy các chỉ số đều tring tình trạng tăng cao như lượng đường, protein trong máu và nước tiểu đều tăng hơn so với bình thường.
Những triệu chứng này càng tăng và tần suất xuất hiện nhiều hơn khi bệnh về giai đoạn cuối. Lúc này, hầu hết mọi sự can thiệp trong điều trị đều rất khó khăn.
Bệnh suy thận mạn tính được chia thành 5 cấp độ và sự nguy hiểm của bệnh sẽ tăng theo mỗi cấp độ ( suy thận độ 1, độ 2, độ 3a, độ 3b, và độ 4) . Nếu người bệnh không phát hiện và được điều trị một cách kịp thời thì bệnh sẽ chuyển giai đoạn rất nhanh chóng.
Bệnh suy thận mạn tính hiện nay có rất nhiều hướng điều trị cho người bệnh. Bệnh khi đang ở những giai đoạn nhẹ, có thể phát hiện và kịp thời điều trị thì có thể đi theo hướng dùng phương pháp bảo tồn bằng cách điều trị giải quyết dứt điểm các chứng như phù nề, mệt mỏi, thiếu máu,… Đặc biết là cần phải cải thiện chức năng ở các cầu thận. Cùng với việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách điều độ.
Trong những trường hợp xấu hơn, bệnh ở giai đoạn nặng thì biện pháp cuối cùng là dùng phương pháp thay thế là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để có thể duy trì được sự sống.
Qua những gì bạn đã tìm hiểu ở trên thì bạn chắc chắn đã tìm ra câu trả lời của câu hỏi này rồi phải không ạ. Thận được coi là một trong những ngũ tạng quan trong của cơ thể. Thận là một trong những bộ phận giúp duy trì sự sóng, giúp lọc các chất độc, căn bã ra ngoài cơ thể, căn bằng nội môi, điều hòa huyết áp và các chuyển hóa của cơ thể. Nếu như thận bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nào đó và hướng thẳng tới ở đây là bệnh suy thận mạn tính thì bệnh sẽ ảnh hưởng lớn tới thận và cơ thể bạn, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh suy thận mạn tính. Sự nguy hiểm của bệnh với cơ thể bạn ít hay nhiều tùy thuộc một phần vào chính bản thân bạn nếu có thể phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, kết hợp thêm với chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Bạn hãy giúp mình thoát khỏi căn bệnh suy thận mạn tính này từ những điều nhỏ nhất.
Các tin khác